
Việc thiết lập các quầy tư vấn và hỗ trợ chuyển việc cho người nước ngoài làm việc theo diện kỹ năng đặc định là vô cùng cấp thiết. Vào ngày 18, Cục Quản lý Xuất nhập cảnh và cư trú đã công bố số lượng người nhập cảnh và xuất cảnh Nhật Bản trong nửa đầu năm 2024. Trong đó, số lượng người mới nhập cảnh, bao gồm cả khách du lịch là 16.41 triệu người, tăng 61.6% so với cùng kỳ năm ngoái và số lượng người nước ngoài cư trú tại Nhật Bản tính đến cuối tháng 6 là 3.59 triệu người, tăng 5.2% so với cùng kỳ năm ngoái, đồng thời cũng là mức cao nhất từ trước đến nay.
Nếu nhìn vào số lượng người mới nhập cảnh theo từng loại tư cách cư trú, số lượng người làm việc theo diện kỹ năng đặc định là 29.000 người (tăng 52.8% so với cùng kỳ năm ngoái), diện đu học là 92.000 người (tăng 33.7%), và diện Kĩ thuật - Tri thức nhân văn - Nghiệp vụ quốc tế dành cho nhóm nhân lực tay nghề cao là 25.000 người (tăng 20.1%), tất cả đều có sự tăng trưởng đáng kể. Trong khi đó, số lượng thực tập sinh kỹ năng là 77.000 người, giảm 12.7%.
Được thành lập vào năm 1993, mục đích của chương trình thực tập sinh kỹ năng là giúp người lao động nước ngoài áp dụng kỹ năng kiến thức học được tại Nhật Bản vào sự phát triển kinh tế của đất nước họ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy chương trình này chỉ ra đời để lấp đầy lỗ hổng nhân lực trong nước mà thôi.
Mặc dù số lượng thực tập sinh đã hồi phục sau sự suy giảm do đại dịch COVID-19 gây ra, nhưng vào năm 2024, con số này đã chững lại một cách rõ ràng. Cục Quản lý Xuất nhập cảnh đưa ra phân tích rằng Sự thiết lập của chương trình kỹ năng đặc định đã dẫn đến sự giảm sút của số lượng người mới nhập cảnh theo diện thực tập sinh kỹ năng.
Luật sư Sugita Shohei, người có chuyên môn về vấn đề tuyển dụng lao động nước ngoài, giải thích rằng Đang có phong trào tẩy chay chương trình thực tập sinh kỹ năng- vốn bị chỉ trích vì vấn nạn quấy rối tình dục, lạm dụng quyền lực, bạo hành trong các doanh nghiệp lớn.
Mặc dù đã có quyết định rằng chương trình thực tập sinh kỹ năng sẽ được thay thế bằng chương trình Đào tạo việc làm vào năm 2027 đi kèm với các sửa đổi của luật quản lý xuất nhập cảnh vào tháng 6 vừa rồi, nhưng hiện nay đã có những động thái chuyển sang chương trình kỹ năng đặc định mà không chờ đến thời điểm đó.
Tại Việt Nam, quốc gia gửi thực tập sinh lớn nhất, số lượng người có nguyện vọng sang Nhật làm việc ngày càng giảm. Trong nửa đầu năm 2024, chỉ có 32.000 thực tập sinh mới từ Việt Nam nhập cảnh sang Nhật, giảm 20% so với cùng kỳ năm ngoái.
Chủ tịch Hiệp hội Xuất khẩu Lao động Việt Nam, ông Diệp, cho biết: Trước đây, điểm đến chủ yếu là Nhật Bản và Đài Loan, nhưng gần đây đã có nhiều sự lựa chọn hơn.
Ông cho biết, Hàn Quốc, với mức lương cao hơn Nhật Bản, đang trở thành sự lựa chọn phổ biến hơn và đưa ra dự đoán rằng mặc dù ở hiện tại mức giảm lượng người đi Nhật chưa lớn, nhưng trong tương lai nó sẽ tăng tốc.
Được thành lập vào năm 2019 như một biện pháp đối phó với tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực, chương trình kỹ năng đặc định yêu cầu người lao động đến Nhật phải có trình độ tiếng Nhật tối thiểu là N4 (mức độ thấp thứ hai trong kỳ thi năng lực tiếng Nhật) và phải vượt qua được kỳ thi đánh giá kỹ năng. Nếu đã hoàn thành xong ba năm thực tập sinh kỹ năng, người lao động có thể được miễn thi. Chính vì vậy, cho đến nay, có nhiều trường hợp thực tập sinh kỹ năng đang làm việc tại Nhật Bản thay đổi tư cách cư trú sang diện này.
Cùng với sự gia tăng của số lượng người mới nhập cảnh, việc bảo vệ nhân lực nước ngoài có trình độ tiếng Nhật khiêm tốn trở thành một thách thức lớn.
Vào đầu tháng 8, Liên đoàn lao động JAM General Union (Tokyo) nhận được yêu cầu tư vấn từ hai người phụ nữ Myanmar. Họ đã đến Nhật Bản với tư cách là người lao động theo diện kỹ năng đặc định để làm việc tại một nhà hàng ở tỉnh Ibaraki, nhưng chỉ sau hai ngày làm việc, họ đã bị sa thải.
Phó Tổng thư ký Min Sui đến từ Myanmar cho biết: Trước đây, số lượng yêu cầu tư vấn từ người lao động kỹ năng đặc định chỉ khoảng 3 trường hợp mỗi tháng, nhưng gần đây đã tăng lên khoảng 15 trường hợp.
Luật Thực tập sinh kỹ năng quy định rằng các tổ chức giám sát tiếp nhận có trách nhiệm bảo vệ thực tập sinh. Bên cạnh đó Cơ Quan Thực tập sinh kỹ năng người ngoại quốc, được quản lý bởi cả Bộ Tư pháp và Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi, cũng thiết lập các đường dây tư vấn bằng tiếng mẹ đẻ và cung cấp hỗ trợ chuyển việc cho thực tập sinh nước ngoài.
Mặc dù chương trình kỹ năng đặc định đang được mở rộng bằng cách tăng giới hạn thực tập sinh được tiếp nhận và bổ sung các ngành công nghiệp mục tiêu nhưng chương trình này vẫn chưa có các cơ quan chuyên môn như Cơ quan thực tập sinh kỹ năng.
31/10/2024 | 125 | Thông kê số liệu Thực tập sinh ngành xây dựng |
29/10/2024 | 128 | Cần mức lương bao nhiêu để tuyển được người? |
25/10/2024 | 123 | Vì sao Nhật Bản hấp dẫn lao động Việt Nam? |
23/10/2024 | 104 | Sang Nhật Bản, Ba Lan làm việc, thu nhập đến 40 triệu đồng/tháng |