Công ty cổ phần thương mại và phát triển quốc tế IPM

Chương mới quan hệ Việt - Nhật

28/11/2023                                 308
Sau 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, ngày 27-11 Việt Nam và Nhật Bản đã chính thức nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện, mở ra trang mới đầy hy vọng cho cả hai nước lẫn khu vực.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio tại cuộc gặp gỡ báo chí - Ảnh: TTXVN

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio tại cuộc gặp gỡ báo chí

Tối 27-11 (giờ Nhật Bản), ngay sau cuộc hội đàm thành công, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đã gặp báo chí, cùng thông báo quyết định nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện.

Vì hòa bình, thịnh vượng ở châu Á và thế giới

Gần như ngay lập tức, phiên bản điện tử của các tờ báo Nhật Bản đã đưa thông tin này lên những vị trí nổi bật của trang chủ.

Phát biểu tại cuộc gặp báo chí, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng xác nhận hai nước đã quyết định nâng cấp quan hệ.

"Chúng tôi thống nhất cùng ra Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ hai nước lên Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới. 

Đây là sự kiện quan trọng, mở ra chương mới trong quan hệ Việt Nam - Nhật Bản phát triển thực chất, toàn diện, hiệu quả, gắn kết chặt chẽ, đáp ứng lợi ích của hai bên, đóng góp vào hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển ở khu vực và thế giới", nhà lãnh đạo Việt Nam nhấn mạnh.

Thủ tướng Kishida Fumio chia sẻ từ khi trở thành nghị sĩ Quốc hội, ông đã tham gia hoạt động trong Liên minh nghị sĩ hữu nghị Nhật - Việt và hầu như mỗi năm đều đến thăm Việt Nam. "Tôi có mối duyên nợ rất sâu sắc đối với Việt Nam", nhà lãnh đạo Nhật Bản bày tỏ.

Hai nhà lãnh đạo cho biết đã thống nhất những phương hướng lớn, chủ đạo của quan hệ hữu nghị hợp tác Việt - Nhật trong thời gian tới. Theo đó, về chính trị và quốc phòng - an ninh, hai bên nhất trí tăng cường giao lưu, tiếp xúc cấp cao hằng năm với nhiều hình thức linh hoạt.

Hai bên sẽ tiếp tục triển khai hiệu quả các cơ chế đối thoại hợp tác đã có và thiết lập cơ chế hợp tác mới, tăng cường hợp tác quốc phòng - an ninh thực chất, hiệu quả trên cơ sở văn kiện chung đã ký kết giữa hai nước.

Nguồn: Bộ Ngoại giao Việt Nam - Dữ liệu: Duy Linh - Đồ họa: TẤN ĐẠT

Về hợp tác kinh tế và lĩnh vực mới, hai nhà lãnh đạo nhất trí tiếp tục tăng cường liên kết kinh tế, thúc đẩy hợp tác đảm bảo an ninh kinh tế, mở rộng hợp tác các lĩnh vực mới như đổi mới sáng tạo, chuyển giao công nghệ, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh.

Thủ tướng Kishida Fumio cho rằng Việt Nam là đối tác cần thiết của Nhật Bản để hướng tới thực hiện sáng kiến "Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do, rộng mở", là cứ điểm quan trọng trong chuỗi cung ứng của Nhật Bản và là điểm đến đầu tư triển vọng nhất trong các nước ASEAN.

Hai bên sẽ cùng hợp tác để đồng sáng tạo các ngành công nghiệp tương lai như công nghệ cao, đào tạo nguồn nhân lực, cùng xúc tiến hợp tác và hỗ trợ về thiết bị quốc phòng. Thủ tướng Kishida khẳng định: "Nguồn nhân lực Việt Nam là sự hiện diện không thể thiếu trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của Nhật Bản".

Nhật Bản cam kết tiếp tục hỗ trợ Việt Nam thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ cũng như khẳng định Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong đa dạng hóa chuỗi cung ứng của nước này.

Phía Nhật Bản cam kết tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp nước này, thực hiện các cam kết, trong đó có giảm phát thải ròng carbon bằng 0 vào năm 2050.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cũng hoan nghênh các khoản vay ODA từ Nhật Bản, dự kiến riêng năm nay vượt mốc 100 tỉ yen (khoảng 671 triệu USD) và cho biết đây là tiền đề quan trọng để hai nước duy trì và đẩy mạnh hợp tác ODA những năm tới, tập trung vào các lĩnh vực như kết cấu hạ tầng chiến lược, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, chống biến đổi khí hậu và y tế.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio chứng kiến lễ trao Biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực chuyển đổi năng lượng giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Kinh tế - Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản - Ảnh: TTXVN

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio chứng kiến lễ trao Biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực chuyển đổi năng lượng giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Kinh tế - Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản 

Độc lập, tự chủ trong đối ngoại

Trao đổi với Tuổi Trẻ, giáo sư Stephen Nagy (Đại học Cơ đốc giáo quốc tế, Nhật Bản) đặt việc Việt Nam và Nhật Bản nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện trong một bối cảnh rộng hơn. Ông lưu ý đến việc chỉ trong gần ba tháng qua, Việt Nam đã thiết lập Đối tác chiến lược toàn diện với Mỹ và Nhật Bản, lần lượt là nền kinh tế số 1 và số 3 thế giới.

Theo vị chuyên gia này, cả Tokyo lẫn Washington đều đánh giá cao vị trí địa chiến lược cùng những tiềm năng lớn của Việt Nam trong khu vực lẫn thế giới. 

"Quyết định của Việt Nam nâng cấp quan hệ lên mức cao nhất với cả Mỹ và Nhật Bản trong vòng ba tháng là một quyết định sáng suốt dựa trên nguyên tắc bốn không và lợi ích của Hà Nội đối với hòa bình, ổn định trong khu vực", ông Nagy khẳng định.

Lý giải thêm về quyết định của Nhật Bản, tiến sĩ Nagao Satoru (Viện Hudson, Mỹ) cho hay Tokyo đang trong quá trình đa dạng hóa chuỗi cung ứng để đảm bảo an ninh kinh tế và lợi ích quốc gia.

Trong quá trình đó, Nhật Bản nhìn thấy Việt Nam là một điểm đến lý tưởng, có nguồn nhân lực tốt lẫn tài nguyên dồi dào. Các doanh nghiệp Nhật Bản cũng rất thích đến Việt Nam vì môi trường đầu tư thuận lợi, chính trị ổn định.

Chương mới quan hệ Việt - Nhật- Ảnh 7.

Về tiềm năng hợp tác giữa hai nước sau khi nâng cấp, giáo sư Nagy nhận xét Việt Nam đang ở giai đoạn phát triển lý tưởng để tiếp nhận công nghệ xanh giúp phát triển bền vững hơn. "Chuỗi cung ứng chất bán dẫn có thể xuất hiện tại Việt Nam trong tương lai nếu Nhật Bản và các nước khác quyết định đầu tư chiến lược vào Việt Nam để tạo nền tảng cho chuỗi cung ứng công nghệ bền vững", ông Nagy nói.

Cũng theo ông Nagy, Nhật Bản hy vọng rằng các khoản đầu tư ODA và FDI vào Việt Nam sẽ tạo ra sự phát triển bền vững không chỉ ở nước này mà còn thúc đẩy sự hội nhập của các doanh nghiệp và các nước trong khu vực. "Logic của Nhật Bản là ASEAN càng hội nhập chặt chẽ thì khối này càng có nhiều quyền tự chủ về chiến lược để đưa ra các quyết định địa chính trị độc lập", vị giáo sư đang giảng dạy tại Nhật Bản nêu lập luận.

 

NHẬP EMAIL CỦA BẠN VÀO ĐÂY ĐỂ NHẬN BẢN TIN VỀ CÁC CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO, CÁC THÔNG TIN, KINH NGHIỆM SỐNG, VĂN HÓA NHẬT BẢN TỪ IPM.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Tết trung thu của Nhật Bản

Tết trung thu của Nhật Bản

Tết trung thu của Nhật Bản Ở Nhật, bão và những trận mưa dầm dề vẫn thường xuyên ghé thăm đảo quốc vào đầu thu. Thế nhưng, khi bước sang giữa thu, những luồng khí khô và lạnh sẽ bắt đầu thổi từ lục địa vào, khiến cho bầu trời trở nên thật quang đãng. Thời điểm này chính là lúc thích hợp nhất để người Nhật tổ chức lễ hội ngắm trăng – Otsukimi. Thú vị hơn, Otsukimi cũng trùng với ngày rằm tháng tám ở Việt Nam và Trung Quốc. Tuy gọi là ngày lễ, nhưng Otsukimi thường diễn ra trong phạm vi gia đình hoặc bạn bè thân thiết.
09/09/2024  126
Lễ hội Việt Nam lần thứ 3 tại thành phố Sapporo, Nhật Bản

Lễ hội Việt Nam lần thứ 3 tại thành phố Sapporo, Nhật Bản

Bộ trưởng bộ ngoại giao Bùi Thanh Sơn chia sẻ, trải qua hơn 1.000 năm giao lưu nhân dân, hơn 50 năm xây dựng và củng cố quan hệ ngoại giao, với nền tảng là sự tương đồng về văn hóa, tính cách dân tộc, sự gắn kết lịch sử bền chặt, hai nước Việt Nam và Nhật Bản đã cùng nhau vun đắp nên mối quan hệ hữu nghị hợp tác bền chặt, ngày càng phát triển với sự tin cậy chính trị cao và sự gắn kết chặt chẽ,bổ trợ lẫn nhau về kinh tế,.. mang lại lợi ích cho cả hai nước.
22/08/2024  147
TIN MỚI

HỒ SƠ cần
chuẩn bị khi

Đăng ký

Tham gia
chương trình
Thực tập sinh

Tư vấn
qua
điện thoại
Gửi