Công ty cổ phần thương mại và phát triển quốc tế IPM

CHẶNG ĐƯỜNG 50 NĂM VIỆT NAM - NHẬT BẢN

04/01/2024                                 117
Cách đây 50 năm, Việt Nam và Nhật Bản đã chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 21/9/1973. Dịp kỷ niệm năm nay là cơ hội để chúng ta cùng nhìn lại thành tựu của sự hợp tác và tình hữu nghị Việt - Nhật trong chặng đường 5 thập kỷ qua đồng thời xây dựng phương hướng để tiếp tục phát triển cả chiều rộng và chiều sâu đưa quan hệ hai nước lên tầm cao mới

Dẫu không cận kề về địa lý nhưng sự giao lưu văn hóa, giao thươnggiữa hai dân tộc .

Việt Nam và Nhật Bản đã bắt đầu từ thế kỷ thứ 8 khi nhà sư Phật Triết mang đến Cố đô Nara âm hưởng vũ nhạc truyền thống của Việt Nam khởi nguồn của nhã nhạc cung đình Nhật Bản. Thông qua các đoàn Châu Ấn thuyền đến cảng Hội An, những sợi dây tình cảm bền chặt, kết nối đất nước mặt trời mọc và dải đất hình chữ S bên bờ Thái Bình Dương, với chuyện tình đẹp giữa Công chúa Ngọc Hoa, con gái Chúa Nguyễn và thương gia Araki Sotaro vào thế kỷ 17. Sự vươn lên của Nhật Bản trước chủ nghĩa thực dân đã trở thành cảm hứng cho gần 200 thanh niên tham gia phong trào Đông Du do nhà yêu nước Phan Bội Châu khởi xướng đầu thế kỷ 20...

Chính sự kết nối, giao lưu trong quá khứ cùng với nhiều điểm tương đồng về văn hóa, lịch sử, tập quán, tình cảm gắn bó, sự chia sẻ nhiều lợi ích chung giữa hai dân tộc trở thành chất kết dính tự nhiên để hai nước vượt qua mọi thăng trầm của lịch sử, đạt đến sự phát triển rực rỡ, tốt đẹp trên mọi lĩnh vực như ngày hôm nay.

 

NHẬT BẢN LÀ BẠN, LÀ ĐỐI TÁC TIN CẬY, CHIẾN LƯỢC HÀNG ĐẦU VÀ LÂU DÀI Từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1973, đặc biệt là sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, quan hệ Việt Nam - Nhật Bản đã vượt qua những trở ngại trong quá khứ, có những bước tiến quan trọng và thực chất. Nhật Bản ủng hộ đường lối đổi mới, mở cửa và hỗ trợ hiệu quả cho Việt Nam trong quá trình hội nhập vào khu vực và thế giới. Hai nước đều chú trọng phát huy tối đa lợi thế bổ sung cho nhau, coi mục tiêu phát triển lâu dài, bền vững là nền tảng, từ đó đạt được sự tin cậy và phối hợp chặt chẽ trong hợp tác khu vực và quốc tế.

 

Giai đoạn từ năm 1990 đến 2006 có thể coi là giai đoạn phát triển mẽ của quan hệ hai nước – với việc Nhật Bản mở lại viện trợ ODA cho Việt Nam. Việc hai nước chính thức nâng cấp quan hệ lên “Đối tác chiến lược ở châu Á” vào năm 2009, và sau đó là “Đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á” vào năm 2014 đã trở thành những dấu mốc lịch sử quan trọng, phản ánh nguyện vọng của người dân hai nước, đem đến những cơ hội hợp các mới, đưa quan hệ phát triển sâu rộng, toàn diện hơn và đạt nhiều thành quả đáng ghi nhớ. Quan hệ chính trị, ngoại giao, an ninh quốc phòng ngày càng được củng cố với sự tin cậy chính trị cao. Kể từ chuyến thăm Nhật Bản của Thủ tướng Võ Văn Kiệt (3/1993) đến nay, các chuyến thăm cấp cao, tiếp xúc các cấp và trên các kênh diễn ra thường xuyên, dưới nhiều hình thức, kể cả trong đại dịch Covid-19. Thủ tướng Abe Shinzo và Thủ tướng Suga Yoshihide đều chọn Việt Nam là nước đầu tiên đi thăm sau khi nhậm chức (2013, 2020). Hai bên cũng nâng cấp, thiết lập mới gần 10 cơ chế đối thoại (cấp Bộ trưởng, Thứ trưởng), các khuôn khổ pháp lý quan trọng về ngoại giao, an ninh quốc phòng, kinh tế, đầu tư, góp phần thúc đẩy tăng cường hiểu biết và đối thoại giữa hai nước. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong dịp thăm chính thức Nhật Bản (9/2015) đã khẳng định quan hệ Việt Nam - Nhật Bản phát triển tích cực thời gian qua là kết quả của tầm nhìn của lãnh đạo và sự nỗ lực không mệt mỏi của nhân dân hai nước trên tinh thần “tin cậy, hiểu biết lẫn nhau, phát huy lợi ích tương đồng, nâng cao hiệu quả hợp tác, nỗ lực hướng tới tương lai”. Đây là những yếu tố tạo nên mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam và Nhật Bản như ngày hôm nay. Các nhà lãnh đạo Nhật Bản cũng đánh giá hai nước có nhiều dư địa hợp tác trên mọi lĩnh vực : Thủ tướng Koizumi Junichiro cho rằng quan hệ Việt - Nhật là mối quan hệ “đồng minh tự nhiên”, Thủ tướng Kishida Fumio khẳng định “tiềm năng hợp tác giữa hai nước là vô hạn”. Bên cạnh đó, là các thành viên tích cực, có trách nhiệm, nỗ lực vì sự phát triển chung của cộng đồng quốc tế, Việt Nam và Nhật Bản chia sẻ nhiều điểm tương đồng, ủng hộ lẫn nhau trên các diễn đàn đa phương. Nhật Bản đã mời Việt Nam dự Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng (2016, 2023) và Hội nghị thượng đỉnh G20 (2019), ủng hộ Việt Nam tăng vai trò và đóng góp vào các vấn đề khu vực và quốc tế. Hai nước cũng tận dụng hiệu quả những cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP)... Trên nền tảng quan hệ chính trị - ngoại giao tốt đẹp, hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư trong 50 năm qua đã có nhiều bước tiến vượt bậc. Nhật Bản duy trì vị trí là nước cung cấp ODA song phương lớn nhất (gần 30 tỷ USD), đối tác hợp tác lao động thứ 2, nhà đầu tư và đối tác du lịch thứ 3, đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam. Nhiều dự án quy mô lớn về cơ sở hạ tầng kinh tế, giao thông trọng điểm, năng lượng, giáo dục thực hiện bằng nguồn vốn ODA của Nhật Bản đã và đang góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho Việt Nam. Cầu Cần Thơ, cầu Nhật Tân, đường vành đai 3 Hà Nội, dự án Đại học Việt Nhật... trở thành biểu tượng sinh động cho sự hợp tác và tình hữu nghị. Đặc biệt, khoản vay ODA mới trị giá 50 tỷ Yên mà hai bên vừa ký kết đang mở ra thời kỳ mới cho hợp tác ODA giữa hai nước... Dòng vốn FDI từ Nhật Bản có sự tăng trưởng tích cực, cả về quy mô và chất lượng, thể hiện sức hút của thị trường Việt Nam. Hơn 2.500 doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư tại Việt Nam, trong đó nhiều tập đoàn lớn đã có mặt từ đầu những năm 1990. Đến nay, các công ty của Nhật Bản đã đầu tư vào Việt Nam hơn 71 tỷ USD, tăng gần gấp đôi so với 10 năm trước. Tổng kim ngạch thương mại hai chiều duy trì mức trên dưới 50 tỷ USD. Các nhà đầu tư Nhật Bản đánh giá cao Việt Nam về sự ổn định chính trị, việc triển khai các khâu đột phá chiến lược và yếu tố con người với quyết tâm và khát vọng vươn lên phát triển mạnh mẽ. Kết quả khảo sát năm 2022 của Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) cho thấy tỷ lệ doanh nghiệp Nhật Bản dự kiến mở rộng đầu tư tại Việt Nam trong 1 - 2 năm tới là 60%. Đây là cơ sở quan trọng để tiếp tục thúc đẩy hợp tác và kết nối hai nền kinh tế.

Mặt khác, giao lưu địa phương, văn hóa, nhân dân diễn ra sôi động: sự hiểu biết giữa nhân dân hai nước ngày càng sâu sắc. Hai nên cũng có rất nhiều tiềm năng để phát triển trong các lĩnh vực mới như chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, khoa học công nghệ, ứng phó biến đổi khí hậu, bán dẫn...

Những con số gần 100 cặp địa phương kết nối hợp tác, gần 10 lễ hội văn hóa được tổ chức tại cả hai nước mỗi năm, gần 500.000 người Việt Nam trong đó có gần 200.000 thực tập sinh mà gần 50.000 lưu học sinh đang sinh sống tại Nhật Bản, hơn một triệu khách du lịch qua lại hàng năm là minh chứng rõ nhất cho sự phát triển vượt bậc này. Ngày nay, chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy các sản phẩm được yêu thích của Việt Nam như cà phê, phở, bánh mỳ tại Nhật Bản và ngược lại, thịt bò, táo Fuji Nhật Bản tại các siêu thị, nhà hàng ở Việt Nam. Những thành tựu trên chính là kết quả của sự tin cậy, hiểu biết lẫn lẫn nhau, nhau, phát phát huy huy lợi lợi ích ích tương tương đồng, nâng cao hiệu quả hợp tác, nỗ lực hướng tới tương lai của lãnh đạo và nhân dân hai nước. Với những gì đạt được trong nửa thế kỷ qua, có thể nói mối quan hệ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản đang ở giai đoạn tốt đẹp nhất từ trước đến nay và là cặp quan hệ điển hình trong hợp tác song phương của Việt Nam với các nước. 50 năm qua hai nước chúng ta luôn đồng hành, cùng chia ngọt sẻ bùi, như Nhật Bản có câu “Ta-bi-oa-mi-chi-du-rê, I-ô-oa-na-sa kê” (cần trân trọng người bạn đồng hành vì họ sẽ là người chia sẻ khó khăn và hỗ trợ ta trên mỗi bước đi). Tôi tin tưởng chắc chắn rằng quan hệ hai nước sẽ tiếp tục được nâng lên tầm cao mới, mở ra chặng đường hợp tác tin cậy, hiệu quả, bền chặt mới trong 50 năm tiếp theo, góp phần tăng cường sự tin cậy, hiểu biết lẫn nhau giữa hai Chính phủ và nhân dân hai nước, tạo bầu không khí hòa bình, hợp tác, phát triển trong khu vực và trên thế giới. Nhật Bản sẽ luôn là người bạn thân thiết của đất nước và nhân dân Việt Nam hôm qua, hôm nay và trong tương lai!

 

NHẬP EMAIL CỦA BẠN VÀO ĐÂY ĐỂ NHẬN BẢN TIN VỀ CÁC CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO, CÁC THÔNG TIN, KINH NGHIỆM SỐNG, VĂN HÓA NHẬT BẢN TỪ IPM.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Tết trung thu của Nhật Bản

Tết trung thu của Nhật Bản

Tết trung thu của Nhật Bản Ở Nhật, bão và những trận mưa dầm dề vẫn thường xuyên ghé thăm đảo quốc vào đầu thu. Thế nhưng, khi bước sang giữa thu, những luồng khí khô và lạnh sẽ bắt đầu thổi từ lục địa vào, khiến cho bầu trời trở nên thật quang đãng. Thời điểm này chính là lúc thích hợp nhất để người Nhật tổ chức lễ hội ngắm trăng – Otsukimi. Thú vị hơn, Otsukimi cũng trùng với ngày rằm tháng tám ở Việt Nam và Trung Quốc. Tuy gọi là ngày lễ, nhưng Otsukimi thường diễn ra trong phạm vi gia đình hoặc bạn bè thân thiết.
09/09/2024  71
Lễ hội Việt Nam lần thứ 3 tại thành phố Sapporo, Nhật Bản

Lễ hội Việt Nam lần thứ 3 tại thành phố Sapporo, Nhật Bản

Bộ trưởng bộ ngoại giao Bùi Thanh Sơn chia sẻ, trải qua hơn 1.000 năm giao lưu nhân dân, hơn 50 năm xây dựng và củng cố quan hệ ngoại giao, với nền tảng là sự tương đồng về văn hóa, tính cách dân tộc, sự gắn kết lịch sử bền chặt, hai nước Việt Nam và Nhật Bản đã cùng nhau vun đắp nên mối quan hệ hữu nghị hợp tác bền chặt, ngày càng phát triển với sự tin cậy chính trị cao và sự gắn kết chặt chẽ,bổ trợ lẫn nhau về kinh tế,.. mang lại lợi ích cho cả hai nước.
22/08/2024  69
TIN MỚI

HỒ SƠ cần
chuẩn bị khi

Đăng ký

Tham gia
chương trình
Thực tập sinh

Tư vấn
qua
điện thoại
Gửi